giá thạch cao vĩnh tường 2021

Trần thạch cao và báo giá thi công trần thạch cao
Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất nhà ở, biệt thự… Với ưu điểm nhẹ, dễ tạo kiểu hình, nhiều kiểu dáng đẹp,… bên cạnh đó, trần thạch cao che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,... Vì vậy, trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư và gia chủ lựa chọn sử dụng như một vật trang trí không thể thiếu. Bài viết này, chúng tôi muốn nêu rõ cấu tạo cùng những ưu nhược điểm của trần thạch cao và báo giá thi công trần thạch cao cho các bạn tham khảo!
I.Tìm hiểu trần thạch cao.
1.Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao (hay còn gọi là trần giả) là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ, không chỉ mang lại tính thẩm mĩ cao cho không gian mà nó còn sở hữu những ưu điểm vượt trội mà nhiều loại vật liệu thông thường khác không có được như: chống nhiệt, cách âm, chống cháy... Trần thạch cao được cấu tạo bởi tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm : Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

- Khung xương trần thạch cao có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên dầm bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.

- Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ.

- Lớp sơn và bả: Đây chính là lớp áo trang hoàng cho trần thạch cao, có chức năng tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ theo yêu cầu người sử dụng.
2. Phân loại trần thạch cao.
Hiện nay, có rất nhiều loại trần thạch cao, và được phân theo nhiều loại, hay nhiều cách gọi tên tùy theo cấu tạo, chức năng, hay kiểu dáng.

2.1. Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

a. Trần thạch cao nổi.

Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thả, là loại trần được thiết kế với một phần xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần có tác dụng dùng để che đi các khuyết điểm của tấm thạch cao knauf công trình như: đường dây điện, ống nước…đặt ở dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói, và thường sử dụng trần thạch cao nổi trong việc thi công trần thạch cao phòng bếp, phòng tắm,..
b. Trần thạch cao chìm.

Trần thạch cao chìm là một loại trần thạch cao có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu nhìn vào loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ. Do vậy, trần thạch cao chìm hay được sử dụng để tạo vẻ đẹp thanh lịch cho không gian sống cho căn nhà.
c. Trần thạch giật cấp.

Thi công trần thạch cao giật cấp thuộc trần thạch cao chìm, có các kiểu dáng tạo ra các khối, hộp trên trần, giúp cho trần nhà của bạn không đơn điệu. Kết hợp cùng đèn chiếu sáng thì trần giật cấp cho bạn một không gian mang tính thẩm mỹ rất cao.
Tùy thuộc vào độ chuyên nghiệp của đội ngũ thực hiện cách thi công trần thạch cao giật cấp để có được trần mang tính thẩm mỹ cao và sử dụng lâu dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *